Home > Công Nghiệp > 4 lưu ý khi lên kế hoạch thi công sơn chống nóng cho nhà phố

4 lưu ý khi lên kế hoạch thi công sơn chống nóng cho nhà phố

Những lưu ý khi thi công sơn chống nóng là cần thiết giúp bạn tránh gặp các vấn đề rắc rối khi lên kế hoạch trang bị giải pháp cách nhiệt bằng sơn cho ngôi nhà của mình. Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

1. Đo đạc diện tích và làm việc với thợ sơn

Có nhiều việc cần tính đến khi lên kế hoạch sơn chống nóng cho nhà phố. Loại sơn này tốn nhiều chi phí và đòi hỏi kỹ thuật sơn phức tạp, việc đo đạc diện tích trước là bước chuẩn bị đầu tiên giúp bạn tính được lượng sơn cần thiết, tránh tình trạng đang thi công thiếu hụt sơn gây ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn của toàn ngồi nhà. 

Vậy, đo làm sao cho đúng, lưu ý gì để đo đạc chuẩn xác nhất?

Đo đạt và trừ hao diện tích chuẩn là việc làm đầu tiên  cần lưu ý khi lên kế hoạch sơn

Đo đạt và trừ hao diện tích chuẩn là việc làm đầu tiên  cần lưu ý khi lên kế hoạch sơn

Thực ra công việc này sẽ do thợ sơn giúp bạn đo tính số liệu, tuy nhiên, thợ trừ hao thiếu hụt hoặc trừ hao quá dư thừa là vấn đề nhức nhói cho các chủ nhà.

Theo cách đơn giản bạn có thể hiểu, một thùng sơn có giá vài triệu đồng nếu đã khui là không trả lại được. Nhiều thợ bù hao quá dư cho chủ nhà khiến họ tốn nhiều chi phí không đáng. Ngược lại, nếu thợ sơn không có kinh nghiệm bù hào, dẫn đến thiếu hụt sơn khi thi công, công trình dở bị gián đoạn và phải sơn lại lần hai khiến các lớp sơn không đều màu, láng mịn.

Chính vì vậy, trong quá trình hợp đồng với thợ sơn, bạn cần nói rõ vấn đề này  và hai bên nên thông nhất chung để không xảy ra những tranh chấp sau thi công. 

2. Xác định ngân sách

Sau khi đo đạc diện tích và hợp đồng với đội sơn, bạn có thể lên được ngân sách dự tính cho các khoản phải chi. Một ngân sách đầy đủ, chi tiết cần đảm bảo rõ ràng, tường minh, và cụ thể các hạng mục, đảm bảo bạn có thể hiểu rõ mình cần chi những gì theo cách nhanh nhất mà không cần suy đi tính lại.

Lập ngân sách thi công sơn chống nóng sau khi đo đạc diện tích

Lập ngân sách thi công sơn chống nóng sau khi đo đạc diện tích 

Khi lập ngân sách sơn chống nóng cho nhà phố, bạn lưu ý chừa ra một khoản dự phòng để bù hao nếu có các chi phí phát sinh. Dĩ nhiên mức ước lượng ban đầu không phải là con số cuối cùng, bạn cần tham khảo nhiều ý kiến khác nhau để giảm rủi ro đi lố ngân sách hoặc tiết kiệm quá mức làm giảm chất lượng sơn công trình. Đặc biệt là đối với hình thức sơn chống nóng, các trang thiết bị như máy phun, thuê thợ uy tín, mua sơn chất lượng… là những khoản chi phí biến đổi theo thị trường.

3. Thuê người giám sát công trình

Ở những công trình lớn như nhà máy, kho bãi… các chủ đầu tư đều thuê giám sát viên có chuyên môn trông coi dự án và chịu trách nhiệm về chất lượng và kết quả nghiệm thu cuối cùng. Thế nhưng, các các công trình nhà ở thường không có người giám sát dự án vì chủ nhà muốn tiết kiệm chi phí và thường họ sẽ tự mình giám sát.

Giám sát viên là người có đủ chuyên môn và sẽ chịu trách nhiệm nghiệm thu kết quả sơn cuối cùng

Giám sát viên là người có đủ chuyên môn và sẽ chịu trách nhiệm nghiệm thu kết quả sơn cuối cùng

Việc này có thể phù hợp với một số công trình nhỏ, không thi công các hạng mục phức tạp. Tuy nhiên, đối với sơn chống nóng, hình thức sơn này đòi hỏi tiêu chuẩn và kỹ thuật sơn cao, chủ nhà có thể không đủ kiến thức, kinh nghiệm để giám sát và nghiệm thu công trình. Chính vì vậy, để tránh các tình huống thầu sơn qua mặt chủ nhà, bạn nên thuê một người có chuyên môn trong lĩnh vực sơn chống nóng trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm nghiệm thu giúp mình. 

>> Tìm hiểu thêm: Mẹo thi công sơn chống nóng tường nhà đơn giản và tiết kiệm

4. Lập bản nghiệm thu với chủ thầu sơn 

Như có đề cập phần trên, nghiệm thu là công việc quan trọng cần người có chuyên môn đánh giá chất lượng tổng quan cho kết quả sơn cuối cùng.  Khoản chi phí bỏ ra thuê giám sát không hề phí phạm khi họ giúp bạn đưa ra những tiêu chi nghiệm thu về mặt chuyên môn hợp lý nhất nhằm kiểm định chất lượng sơn chống nóng cho ngôi nhà của bạn.

Ngoài thuê người giám sát, bạn nên thống nhất các tiêu chí nghiệm thu với chủ thầu sơn ngay từ đầu để tránh những tranh chấp phiền phúc về sau. Hãy phối hợp với giám sát viên để ra được bản nghiệm thu đầy đủ nhất, đảm bảo lợi ích cho 2 bên. 

Kết luận

Bạn còn nhiều yếu tố cần phải xem xét khi lên kế hoạch thi công sơn chống nóng. 4 lưu ý khi đo đạc, xác định ngân sách, thuê giám sát viên và lập bản nghiệm thu trong bài viết trên sẽ giúp bạn tránh những rủi ro khi lên kế hoạch sơn phết cách nhiệt cho nhà ở.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp thi công sơn cách nhiệt chuyên nghiệp, hiệu quả với sơn KOVA CN-05